312
HMTITLE

  (5/25/12 – 6/6/12)


(bài được viết dựa theo tài liệu, tin tức thu thập được trên đường đi, trên mạng, và trí nhớ của tác giả)

Trong một buổi họp mặt ở nhà chị Minh Gala cuối năm ngoái, bà Tám Mỹ Tho đã hỏi tôi:
-  Nè, năm tới chị có định đi chơi với tụi này không vậy?  Chị lỡ mấy chuyến với tụi này rồi đó!

Bà Tám Mỹ Tho, bà Tám Lái Thiêu, chị Minh Gala, và tôi là những người bạn đồng hành trong chuyến du Xuân Sakura 2009.  Sau kỳ tour năm đó, reunion được một đôi lần rồi bà con trong nhóm Sakura mất dần liên lạc, chỉ còn lại bộ tư chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp lại để nhậu nhẹt, xập xình, kà rà ô kê với nhau.  Mỗi lần họp mặt, bàn tính chuyện viễn du chúng tôi cũng đều rủ rê nhau cùng đi, nhưng tôi và Thảo không theo kịp được hai bà Tám và chị Gala mấy lần vì chương trình tour của AV không phù hợp với thời khóa biểu của chúng tôi, nên khi mấy người bạn Sakura của tôi xuôi về Nam thì hai đứa tôi lại lên đường tiến Bắc, họ lang thang miền Đông thì chúng tôi lại rong ruổi miền Tây…  Năm tới này tôi cũng chưa biết sẽ đi chơi được ở đâu vì công việc làm của Thảo không cho phép chúng tôi hoạch định chương trình xa hơn 2 tháng. Hơn nữa, dư âm của những ngày “phóng ngựa xem hoa” ở vùng Trung Âu còn vướng vất đâu đây, tôi ngập ngừng hỏi:
-  Mấy bà tính đi đâu vậy?

Bà Tám Lái Thiêu trả lời:
-  AV có chương trình đi Portugal and Spain đó, hai nước thôi, nghe nói đồ ăn ở Spain ngon lắm, đi không?  Ba cặp tui ghi danh verbally rồi đó, không đi kỳ này...“lỗ” ráng chịu. 

Tôi nghe nói chỉ đi có “hai nước thôi” cũng thấy hồ hởi nên gật gù:
-  Ừ thì đi, tui cũng ghi danh verbally.  Hy vọng là từ đây đến đó không có gì thay đổi.

Vậy đó, cái đoàn tour đi Portugal and Spain ghi danh “bằng miệng” mới đầu chỉ có một vài người, nhưng sau đó trở thành đông đảo khi người này rủ rê người khác…đi chung cho vui.   Ngày họp tour chúng tôi hân hoan đùa giỡn với nhau vì biết sẽ có một chuyến du lịch “náo nhiệt” khi hầu hết những người đi chơi kỳ này đều biết nhau từ mấy lần đi tour trước, chỉ có vài người mới ghi danh đi tour với AV lần đầu tiên bỡ ngỡ nhìn chúng tôi huyên náo chuyện trò.  Nhưng không sao cả, vì trước lạ, sau quen, không chừng họ sẽ còn “náo nhiệt” nhiều hơn chúng tôi nữa.

Đoàn tour của chúng tôi kỳ này có cả thẩy 35 người, kể luôn ông bà giám đốc Nga Hùng.  Ngoài những người ở xa như gia đình anh Trọng, chị Hoàng và Phương Thi ở Florida, chị Bé Tuyết ở Texas, còn lại thì toàn là dân California cả. 

5/25 Los Angeles - London - Lisbon

Chuyến bay BA 282 đưa chúng tôi rời vùng California nắng ấm khoảng gần 6 giờ chiều.  Năm nay, nhờ lấy ghế trước nên tôi và Thảo được ngồi ngay lối đi.  Người bạn đồng hành ngồi gần cửa sổ chào hỏi tôi xong rồi cười bảo:
 -  Đừng lo nghe, tôi sẽ không làm phiền bà đứng dậy hoài đâu, tôi quen rồi, đời sống của tôi gắn liền với những chuyến bay. 

Tôi ngồi nhìn Moving Map nhìn máy bay từ từ bay ra hướng biển rồi quay đầu vòng lên Salt Lake City.  Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau thì mấy cô tiếp đãi viên hàng không sửa soạn đem thức ăn cho hành khách.  BA mà, cũng lại món cà ri gà ăn với gạo Basmati mà tôi đã được ăn trong lần đi du lịch Trung Âu năm ngoái. Tôi đang ngồi nhẩn nha khều mấy hột gạo nhẹ hều, nhìn máy bay bay gần đến vùng Devil Towels thì cảm thấy chiếc ghế hơi rung chuyển, rồi máy bay lắc mạnh, dập dình có đến khoảng 10 phút.  Tôi nghe có tiếng người gọi trời đất đâu đây, có người phải xin bao giấy phòng hờ…  Tôi nhìn lại đĩa cơm của mình, bây giờ thì nó đã trở thành cà ri gà Basmati chan soup rượu vang đỏ của Austria.  Người bạn đồng hành bên cạnh của tôi (đã được ăn trước vì order thức ăn chay), đang ngồi xem movie, nhìn sang thản nhiên nói với tôi:
-  Nhằm nhò gì, có lần tôi còn bị lắc mạnh hơn thế nữa, hết cả ăn luôn.

Nhưng cũng may là sau đó thì trời yên, gió lặng, nên chặng đường từ Devil Towels đến Heathrow êm ru.  Đến Heathrow, chúng tôi được đưa sang terminal 1 bằng xe bus, chạy ra sân bay như ở VN, rồi leo lên 3 tầng lầu để đi qua trạm kiểm soát.  Nhờ có kinh nghiệm từ lần đi Trung Âu năm ngoái, năm nay tôi đã bỏ mấy món đồ trang điểm vào Ziploc trong veo, nên không bị trở ngại với cái máy dò.   

Bữa nay chúng tôi ngồi chờ ở trạm chuyển tiếp hơi lâu.  Tôi đi mấy vòng “window shopping” và uống hết cả ly café Starbuck lớn, rồi ngồi ngáp mãi mà vẫn chưa thấy computer cho biết số cổng vào.  Chán quá nên tôi dựa đầu vào thành ghế nệm… nhắm mắt để đó.  Vừa ngủ gà ngủ gật được vài phút thì tôi nghe tiếng gọi ơi ới:
- Tới giờ đi rồi bà con ơi.

Chúng tôi lại được leo lên xe bus sang terminal khác cách đó khá xa để lên máy bay sang Lisbon, thủ đô của Bồ Đào Nha.  Chuyến bay sang Lisbon không lâu, chỉ chừng hai tiếng đồng hồ.  Máy bay chắc bay dọc theo bờ biển, vì nhìn ghé sang cửa sổ của người bên cạnh tôi thấy trời mây nước xanh ngắt một màu.  Phi trường Lisbon cũng nhỏ, nên chúng tôi lại được chuyển sang xe bus để vào đến terminal.

Thu nhặt hành lý xong xuôi, chúng tôi theo ông bà giám đốc và tour guide đi ra.  Bác tài xế Jose đã chờ ở ngay ngoài phòng đợi để giúp chúng tôi đưa hành lý lên xe.  Xe bus vừa về đến bãi đậu xe của khách sạn thì gặp bà Tám Mỹ Tho lăng xăng chạy ra chào đón.  Ông bà Tám, chị Nhung, PateldeAlfamabay từ Greece sang sau chuyến du lịch tự túc 2 tuần, đã đến khách sạn từ sáng hôm nay.  Check in hotel, lấy chìa khóa xong xuôi, chúng tôi chỉ đủ thì giờ để phủi qua bụi đường rồi phải nhanh chân xuống lobby để đi ăn tối.  Tại đây, chúng tôi gặp gia đình BS Trọng, đến từ Florida, sẽ là những người bạn đồng hành mới của chúng tôi trong những ngày sắp tới.

Đêm nay, chúng tôi sẽ được đi ăn ở Patel de Alfama, một tiệm ăn nổi tiếng trong thành phố, vừa ăn vừa được nghe ca sĩ hát nhạc Folkloric.  Nghe nói là thức ăn của Portugal cũng chỉ… tàm tạm thôi, không được như ở bên Spain, nên tôi không dám… nghĩ ngợi gì nhiều.  Nhưng khi họ đem món đặc sản cá mặn nấu với phô mai ra thì tôi thấy cũng không đến nỗi tệ, tuy nhiên, cái món cơm chiên thì có vẻ hơi sống.  Cái món tráng miệng của người Bồ mới lạ, cứ y như là sữa đặc nấu với trứng, tôi múc ăn một muỗng nhỏ đã thấy nghẹn ứ cuống họng.  Cũng may là mấy người tiếp đãi viên đem café espresso ra ngay sau đó.  Tôi múc một vài muỗng “sữa đặc” bỏ vào quậy với café uống cũng ngon như là café sữa nóng của người mình.

Ăn xong, trước khi lên xe bus ra về chúng tôi rủ nhau đi tà tà dọc theo con đường để ngắm mấy gian hàng bán rau quả.  Xứ Lisbon này cũng có những loại hoa quả miền nhiệt đới như ở California, nhưng giá cả thì đắt hơn ở CA nhiều. 

Đêm nay và đêm mai, chúng tôi sẽ nghỉ ngơi tại Hotel Acores.

 

5/27  Lisbon - Obidos - Fatima
 
Ăn xong bữa điểm tâm, khoảng 9 giờ, chúng tôi tập họp tại đại sảnh của hotel để gặp Sergio, local tour guide của chúng tôi ở Lisbon.  Hành trình của chúng tôi ngày hôm nay là sẽ viếng thăm thị trấn cổ Obidos, và sau đó là thánh địa Fatima.

H2

Trên đường đi, Sergio nói cho chúng tôi nghe qua về thành cổ Obidos, nằm cách Lisbon khoảng 110 km. Lâu đài Obidos là một viên đá quí trong số những lâu đài thời trung cổ của Bồ Đào Nha.  Cái tên Obidos, có lẽ được bắt nguồn từ chữ Latin "oppidum" có nghĩa là "pháo đài".  Trước đây nhiều năm lâu đài được mang tên là pháo đài Moorish.  Nhưng sau đó thì vua Alfonso II đã cho xây dựng lại khu vực này và lấy tên của bà hoàng hậu Óbidos Urraca để đặt cho thành phố.  Từ đó, lâu đài Obidos trở thành nơi cư ngụ của nhiều nữ hoàng.  Đến thời vua Dinis, ông đã cho trùng tu lại với đá vôi và dát thêm cẩm thạch để tạo nên sự lãng mạn của lâu đài, và ông đã dùng lâu đài Obidos để làm món quà cho vợ ông, nữ hoàng Isabel de Aragon.

Đến Obidos, sau khi dặn dò giờ giấc và địa điểm tập họp xong thì tour guide cho chúng tôi… được tự do.  Theo lời chỉ dẫn của ông tour guide chúng tôi nhanh chân tiếp nối nhau theo con đường lát đá duy nhất để vào khu vực cổ thành.  Chúng tôi đi xuyên qua 1 khung cửa, bên trên có hình một bức tranh người và ngựa của thành Obidos, được kết hợp với nhau bằng những viên gạch men màu xanh lam, đỏ thẫm, láng bóng.  Khung cửa thành tuy không nhỏ, nhưng vì người thăm viếng tấp nập ra vào, nên chúng tôi phải cẩn thận lắm để khỏi va chạm vào những cỗ xe ngựa đang chuyên chở du khách đi ngoạn cảnh.  Chúng tôi đi xuyên qua con đường nhỏ quanh co của thành phố cổ với đông đúc hàng quán hai bên, nhưng không dám dừng chân ghé xem vì con đường vào lâu đài cổ vẫn còn dài lắm. 

Chẳng bao lâu sau chúng tôi đã vào đến khu vực chính của lâu đài.  Nhưng khi đến nơi rồi, nhìn khung cảnh bao la hùng vĩ chung quanh, chúng tôi H3biết là chỉ có thể đứng ngắm tòa lâu đài ở một góc… chân tường vì nếu muốn đi thăm thú toàn cảnh của lâu đài này, và lên tận vọng gác ở tầng trên thì chúng tôi cần phải ở lại cả ngày hôm nay.  Chụp vài tấm hình với tòa lâu đài làm kỷ niệm xong chúng tôi rủ nhau đi trở ra.  Vừa đi đến nửa đường thì chúng tôi gặp ông giám đốc Việt Hùng đang tà tà đi quay phim.  Thấy chúng tôi, ông nói, ai muốn lên tòa lâu đài lãng mạn Obidos Pousada đặt phòng… “hấp hôn” cho những năm tới đây thì đi theo ông.

Vừa hướng dẫn chúng tôi leo lên những bậc thang đá được tô điểm đây đó bằng rêu xanh và hoa lá li ti, ông giám đốc vừa giới thiệu khách sạn Obidos Pousada.  Theo ông được biết thì khách sạn Obidos Pousada này là một trong những khách sạn lãng mạn nhưng đắt nhất thế giới. Ban đầu, khách sạn được thiết kế chủ yếu dành cho những đôi uyên ương, nhưng sau này lại làm thêm phòng dành cho gia đình. Obidos Pousada có tất cả là 2 phòng đơn, 4 phòng đôi, 2 phòng lớn cho gia đình và 1 phòng thượng hạng.  Obidos Pousada luôn luôn có một thực đơn tuyệt vời, thường bao gồm các món ẩm thực ngon của địa phương.  Nhưng vấn đề duy nhất ở đây là thời gian chờ đợi để tới phiên mình,  vì muốn thưởng thức khung cảnh lãng mạn của khách sạn Obidos Pousada, du khách phải ghi danh trước một… vài năm, mặc dù giá cả ở đây rất là… cắt cổ.   Một vài cặp trong chúng tôi nghe theo lời anh Hùng, đứng chụp hình làm điệu, âu yếm,  tình tứ với nhau dưới cổng vào khách sạn để lấy hên, biết đâu sẽ có một ngày đẹp trời nào đó sẽ được vào thưởng thức khung cảnh lãng mạn ở bên trong. 

Chụp hình xong rồi vẫn còn khoảng ½ tiếng đồng hồ mới đến giờ tập họp nên chúng tôi trở ra lang thang vào xem mấy quán hàng.  Hầu như tất cả những quán hàng dọc theo hai bên đường đi vào cổ thành đều bán toàn 1 loại rượu cherry Ginja de Óbidos, rất thích hợp để uống tráng miệng sau bữa ăn.  Hỏi ra mới biết đây là một loại đặc sản của thành phố Obidos. Loại rượu ngọt này nổi tiếng cũng nhờ chất lượng đặc biệt của loại trái anh đào vùng Obidos, đã được chế tạo theo lối cất rượu cổ truyền của những giáo sĩ trong giòng tu địa phương.
 
H4

Thảo và tôi cũng bắt chước mấy người bạn đồng hành, thử rượu cherry trong những cái ly nho nhỏ làm bằng chocolate, rồi nhâm nhi những mảnh vụn của ly vẫn còn vương vất mùi rượu thơm tho.  Tôi vừa cầm lên mấy cái chai rượu có hình cây đàn guitar, thành phố cổ Obidos, chiếc giầy cao gót… định mua thì nghe có tiếng thì thầm bên tai:  “tiệm bên cạnh rẻ hơn”.  Tôi quay lại thì thấy anh Trung đang làm dấu cho Thảo đi theo anh.  Chúng tôi đi qua cái tiệm bán rượu bên cạnh thì thấy giá chỉ có 12 Euro thôi, rẻ hơn tiệm trước được vài Euro.  Anh Trung nói anh ấy đi lùng từ đầu ngõ tới cuối ngõ mới tìm ra tiệm này bán rẻ nhất nên anh xách luôn 4 chai.  Tôi cũng bắt chước anh mua 2 chai rượu cho vui.   Chừng lên tới xe bus rồi, thấy người nào trong đoàn cũng vác theo vài chai rượu cherry, nhưng vì mua ở những tiệm khác nhau nên giá cả khác nhau, có người trả 12 Euro như tôi và anh Trung, nhưng cũng có người phải trả đến 15 hay 18 Euro 1 chai.  Thấy mình mua được giá hời, tôi lại tiếc vì đã không mua thêm vài chai rượu để đem về làm quà.

Rời thành phố cổ Obidos, chúng tôi lên đường đi ăn trưa rồi vào thăm thánh địa Fatima.  Nơi chúng tôi ăn trưa cũng không xa thánh địa là mấy.  Cho dù có đặt bàn trước, nhưng đến quán ăn rồi chúng tôi được biết là vì du khách đông đảo quá, nên đoàn tour của chúng tôi sẽ phải đợi ít nhất là 1 tiếng đồng hồ.  Giờ này cũng đã quá 1 giờ rưỡi rồi, sợ có nhiều người trong đoàn đói quá chịu không nổi, nên ông bà giám đốc đề nghị đi sang 1 nhà hàng gần đó để ăn. Khi đến nơi, nhìn sân đậu xe trống trải và cái bảng quảng cáo “Patio dos Pastorinhos, Restaurante Self-Service”, chúng tôi đưa mắt nhìn nhau ngại ngần, nhưng vì không có sự lựa chọn nào khác nên cũng đành phải bước lên lầu.  Quán “cơm chỉ” nên thức ăn không có gì đặc sắc.  Ăn xong, chúng tôi đi xuống lầu thăm viếng quán hàng bán đồ lưu niệm và nhấm nháp thử ly rượu Porto, một loại rượu vang ngọt nổi tiếng của xứ Bồ Đào Nha.  Không biết vì chúng tôi say rượu, hay say lối chào hàng khéo léo của mấy cô bán hàng người Bồ, nên người nào trong đoàn của tôi cũng hăng hái xách ra quầy tính tiền vài ba chai Porto.  Trong lúc chờ đợi Thảo trả tiền, tôi nhẩn nha đi ngắm mấy kệ rượu ở góc trái căn phòng.  Tôi chợt nhìn thấy mấy chai rượu cherry như mua ở Obidos buổi sáng nên định mua thêm vài chai nữa, nhưng khi nhìn đến giá tiền dán trên chai mới thấH6y hỡi ôi, vì giá bán ở đây gấp đôi giá tôi mua ở cổ thành, hỏi thì cô bán hàng nói số tiền khác biệt đó là tiền công chuyên chở từ Obidos tới đây?!

Rời quán ăn chúng tôi hân hoan lên đường đi vào thăm thánh địa.  Lúc nãy trên xe bus, trước khi vào địa phận Fatima, anh Hùng đã phát cho chúng tôi một cái brochure nói về thánh địa Fatima bằng tiếng Việt.  Cái brochure này có cả bản đồ và thời khóa biểu của chương trình thánh lễ từ tháng 5 đến tháng 10 năm nay.  Sergio cũng dẫn giải sơ qua về thánh địa cho những người không thích đọc brochure có một chút khái niệm về vùng đất linh hiển này. 

Theo lời Sergio thì Fatima là nơi hành hương lớn thứ 4 của người Công Giáo khắp thế giới sau Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico, Tòa Thánh Vatican ở La Mã và Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp.  Hằng năm, có khoảng trên 4 triệu người đã tới thăm Fatima.  Trước đây, Fatima chỉ là 1 giáo xứ nông thôn gồm khoảng 2,500 người cư ngụ rải rác trong vùng.  Phần lớn dân cư đều mù chữ, làm việc đồng áng.  Trẻ em cũng phải giúp đỡ cha mẹ trong những công việc như chăn bò, dê, cừu v.v… Nhưng từ mùa hạ năm 1917, Fatima trở thành 1 thánh địa, được nhiều người biết đến sau khi ba em bé chăn cừu là Lúcia, Francisco và Jacinta đã thuật lại cho cha mẹ nghe là chúng đã chứng giám Đức Mẹ Mary hiện xuống liên tiếp 6 lần. 

Francisco và Jacinta Marto bị chết sớm trong một trận dịch cúm ở Tây Ban Nha.  Mộ của 2 em hiện nằm trong lòng Vương Cung Thánh Đường Fatima. Còn Lúcia Dos Santos vào tu viện dòng Dorothea ở Pontevedra, khấn vĩnh viễn vH6à lấy tu danh là nữ tu Đức Mẹ Maria Sầu Bi. 

Chúng tôi được hướng dẫn đi xem nhà của 3 em bé chăn cừu và giếng nước nơi Mẹ Maria đã hiện ra cho các em chứng giám rồi mới vào thánh địa Fatima.  Mấy người bạn Công Giáo trong đoàn tour của chúng tôi, đến sân thánh địa vừa lúc đang có thánh lễ nên bỏ đoàn chạy u vào dự lễ.  Còn những người khác thì tản mác mỗi người một nơi để tìm cảnh, chụp hình.

Tôi đi từ từ vào trong sân thánh, nhìn những người hành hương đi bộ, quỳ lết trên con đường “ơn thánh” lát gạch sậm màu đặc biệt, từ phía bên ngoài cổng chính vào đến địa phận hành lễ để cầu xin ơn phước.  Thật là đức tin của những người đi hành hương này quá sức là cao, vì có những người vừa quỳ lết dưới ánh nắng gay gắt của buổi trưa hè, vừa cầu nguyện mà trên tay còn ôm cả đứa con còn đỏ hỏn.

Vùng thánh địa rộng lớn quá, mặc dù có cái bản đồ chỉ dẫn đường đi nước bước trong thánh địa, nhưng chúng tôi đâu có đủ thì giờ để thăm viếng hết tất cả mọi nơi, nên Thảo và tôi chỉ đi theo được giòng người vào Vương Cung Thánh Đường chiêm ngưỡng, chụp hình những ngôi mộ của các em bé chăn cừu, chạy sang ngắm nhà thờ mới rồi ra về. 

Đêm nay, chúng tôi có một bữa tối náo nhiệt ở Bufalo Grill, all you can eat. Sau khi bắt mấy người bạn mua hớ, “cưa” mấy chai rượu cherry Ginja de Óbidos ra khoản đãi bà con trong đoàn cho “say sỉn”, chúng tôi trở về hotel nghỉ ngơi để sửa soạn chuyến đường dài của ngày mai. 

 

 

5/28  Lisbon - Seville

Chúng tôi rời Lisbon đi Serville sau bữa ăn sáng.  Theo chương trình thì chúng tôi sẽ đi qua vùng sản xuất thịt heo hun khói Jabugo nổi tiếng của người Tây Ban Nha và thăm những lâu đài cổ kính trong vùng Alentojo là nơi có nhiều rừng cây làm nút chai rượu, nhưng ông tài xế nói là con đường này dài lắm, sợ là hành khách sẽ mệt, nên ông đổi sang 1 tuyến đường xa lộ khác, ngắn hơn, bù vào, ông nói, sẽ giH8ới thiệu cho chúng tôi một quán ăn trưa có đổ biển rất ngon.  Quả như lời ông tài xế, chúng tôi đã có một bữa trưa hải sản tuyệt vời ở quán bên đường Restaurante O Infante.  

Đi con đường gần hơn vậy mà 5 giờ rưỡi chiều chúng tôi mới đến Seville.  Đêm nay và đêm mai chúng tôi sẽ tạm nghỉ ở Hotel Melia Sevilla.  Sau bữa cơm tối ở khách sạn chúng tôi rủ nhau đi dạo phố đêm, đi lang thang qua những con đường thành phố ghé đến thăm bảo tàng nghệ thuật, Plaza de España, bây giờ đã trở thành một cơ quan chính phủ. 

Tòa nhà Plaza de España, nằm cuối đại lộ Isabella Catolica, được thiết kế bởi Anibal González, là một tòa nhà được xây dựng trên cạnh công viên Maria Luisa, được sử dụng để làm nơi triển lãm công nghệ, giới thiệu ngành công nghiệp của Tây Ban Nha.  Plaza de España là một dinh thự lớn với những tòa nhà xây liên tục, nối tiếp nhau theo hình dáng nửa vầng trăng tròn.  Chính giữa sân của dinh thự là một bồn phun nước lớn, ngăn cách dinh thự bằng những hào nước nhỏ.  Muốn đi từ hành lang những tòa nhà này ra đến giữa sân du khách sẽ được bước qua những cây cầu cong trang trí bằng men sứ rất đẹp. 

 

5/29 Seville

Sáng ngày hôm nay chúng tôi sẽ cùng người tour guide tên Jose đi thăm viếng thành phố Seville.  Chúng tôi đi ngang qua những con đường thành phố có trồng rất nhiều cây Jacaranda và cam.  Jose đố chúng tôi xem có ai biết tại sao thành phố này trồng nhiều cây hoa Jacaranda và cam trên đường như vậy.  Cái việc trồng cây Jacaranda để làm đẹp thành phố thì ai mà chả biết, bởi vì ở California đã có biết bao nhiêu bài thơ, bài hát, ca tụng con đường phượng tím này rồi.  Còn cái việc tại sao trồng nhiều cây cam thì bắt chúng tôi hơi phải suy nghĩ một chút, chả lẽ ngày xưa Seville là một vườn cam?  Thấy chúng tôi “đăm chiêu” với câu trả lời nên Jose giải thích, sở dĩ thành phố Seville trồng nhiều cây phượng tím và cây cam là vì người ta nhờ những chiếc lá của hai loại cây này hấp thụ chất thán khí thải ra từ xe cộ, và cái loại cam hút thán khí này có hơi khác với loại cam mình thường ăn. À thì ra là vậy!  Cái phương thức làm giảm thiểu ô nhiễm này tân tiến quá, bảo làm sao chúng tôi nghĩ cho thông. 

Jose dẫn chúng tôi đi trở lại Plaza de España, nơi mà chúng tôi đã “thám du” đêm hôm qua.  Ông hãnh diện nói Plaza de España đã được sử dụng như là một địa điểm quay phim, bao gồm các cảnh quay cho bộ phim Lawrence of Arabia (1962), loạt phim Star Wars Episode I, The Phantom MenaH9ce (1999) và Star Wars Episode II, The Dictator (2012).  Ông giới thiệu với đoàn du khách Mỹ lối kiến trúc độc đáo cân bằng của quảng trường Tây Ban Nha được thể hiện qua một vòng tay thân ái, ôm yêu thương vào lòng.  Ông còn bảo vòng tay thân ái này đang hướng về vùng đất Hiệp Chủng Quốc, như thể muốn bày tỏ tình yêu thương của dân tộc Tây Ban Nha đối với dân tộc Hoa Kỳ?!

Nơi kế tiếp chúng tôi đến viếng thăm là Giralda, một tuyệt tác của kiến trúc Hồi Giáo đã được chuyển đổi thành một tháp chuông của nhà thờ chính tòa Seville.  Tháp chuông này cao đến 95 mét, là một địa điểm lý tưởng nhất để nhìn ngắm toàn cảnh thành phố Seville. 
 
Chúng tôi cũng ghé đến thăm cung điện hoàng gia Alcazár, mà trước đó cũng đã từng là một pháo đài của người Hồi Giáo.  Từ cánh cổng Mãnh Sư, Lion Gate, Jose dẫn chúng tôi đi qua một cổng vòm chạm khắc rất tinh xảo để vào sân chính Patio de las Doncellas của cung điện.  Cái sân chính này có một lối kiến trúc rất là lạ lẫm, chính giữa sân được xây lõm xuống sâu khoảng hơn 1 thước, với một bồn nước to tướng nằm ở trung tâm, chung quanh là cỏ cây, hoa lá.  Chỉ cần bước chân ra ngoài khuôn khổ những chiếc cột chống của vòm nhà là chúng tôi sẽ lọt tõm xuống khu vườn bên dưới, nên chúng tôi thận trọng đi dọc theo hành lang, men gần những bờ tường để thưởng lãm những tác phẩm nghệ thuật của trường phái Mudéjar, được chạm khắc dày kín từ sàn nhà tới trần. rất tinh xảo. H9-2

 

Nơi thăm viếng sau cùng của ngày hôm nay là nhà thờ chính tòa, nơi có ngôi mộ của nhà thám hiểm Columbus.  Hình như người Tây Ban Nha đã xử dụng phần lớn số vàng họ có để trang trí ngôi nH9-1hà thờ này, bởi vì đi đến đâu tôi cũng thấy một màu vàng chói lòa.  Nhà thờ cũng khá lớn, nên tôi đi một hồi cũng cảm thấy rã rời, nên khi nghe ông giám đốc dục giã bà con đi về, nghỉ ngơi một chút để sửa soạn đến đúng giờ buổi ca nhạc tối hôm nay là tôi hăng hái đi ra ngay.

Buổi tối, chúng tôi được đưa đi ăn tối và thưởng ngoạn một chương trình nhạc Flaminco.   Phải công nhận là những vũ công ở trung tâm giải trí này rất điêu luyện trong những điệu múa vung tay, xòe áo nhanh như chớp, lối gõ phách nhịp nhàng ăn khớp với những bước dậm chân.  Chỉ phiền có một điều là trung tâm giải trí này chỉ chăm chú đến phần văn nghệ, thành không để ý gì đến những món ăn dành cho thực khách, nên những món ăn tối họ bày trên bàn không được thực khách nào trên bàn tôi hân hoan chiếu cố.  Xem xong chương trình nhạc cũng đã tối lắm rồi, nhưng vài người đoàn tour của chúng tôi ham vui rủ nhau mua mấy cặp phách đánh nhịp, rồi tụ họp, nhẩy múa với các vũ công ngoài vỉa hè trước rạp trước khi leo lên xe bus đi về. 

Về đến hotel là tôi đã muốn rã rời vì cả ngày lội bộ qua bao nhiêu nẻo đường.  Tôi nhanh chóng làm thủ tục tẩy trần rồi còn phải đi thu dọn hành lý để ngày mai lên đường xuôi Nam.    

 

 

5/30 Seville - Gibralta - Malaga

H10Hôm nay chúng tôi lên đường đi Costa Del Sol, một khu vực thuộc vùng tự trị Andalusia, ở miền Nam Tây Ban Nha.  Chặng dừng đầu tiên của ngày hôm nay là Gibraltar, để ngắm hòn đá biểu tượng của công ty bảo hiểm Prudential.  The Rock of Gibraltar là một bờ đá vôi nằm ngoài khơi mũi phía Tây Nam của châu Âu trên bán đảo Iberia nằm trong lãnh thổ hải ngoại của Anh, và cũng đã từng là một căn cứ quân sự quan trọng của hải quân Hoàng gia Anh. 

Xe bus thả chúng tôi lên Europa Point khoảng chừng ½ tiếng đồng hồ để chúng tôi chụp hình cả nhóm với trời mây non nước Gibraltar, rồi lại nhanh chóng đón chúng tôi đi sang một thắng cảnh khác, động đá vôi St Michaels, cũng nằm trên khuôn viên bán đảo này. 

Động đá vôi St Michaels, nằm trên độ cao 300 mét H12trên mực nước biển là một nơi đã được sử dụng như một địa điểm quân sự và bệnh viện dã chiến trước kia, nay đã được cải tổ để trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch đến Gibraltar.  Chúng tôi chia thành từng nhóm nhỏ, đi lần theo những bước thang hẹp xuống lòng hang, lan man từ phòng này sang phòng khác nhìn thạch nhũ đủ màu xanh, đỏ, tím treo lơ lửng từ trần hang động.  Đi quanh từ cầu thang hẹp này luồn qua những ngách nhỏ khác, chúng tôi tưởng là hang động lớn lắm, nhưng chỉ trong chừng mươi, mười lăm phút là chúng tôi đã thấy bảng chỉ dẫn lối ra cửa.  Thì ra là hang động này cũng nhỏ thôi, chắc cỡ bằng động Sequoia ở California.  Trên đường ra chúng tôi đi ngang qua Hang Cathedral, phần lớn nhất của động St Michaels, nơi đã được nhắc đến như 1 huyền thoại của Gibraltar vì từ thuở ban sơ người ta đã nghĩ đây là phần hang động không có đáy (bottomless).  Nay phần hang này đã được trang trí như một sân khấu nhỏ với những dãy ghế ngồi màu đỏ.  Sân khấu này có sức chứa khoảng 100 người, và đã được sử dụng để tổ chức những cuộc thi hoa hậu Gibraltar và những buổi trình diễn nhạc rock.   

Chúng tôi trở về chỗ xe bus đậu, phải hết sức thận trọng để tránh mấy con khỉ Gibraltar bây giờ đã nằm ngang dọc trên nóc xe, đu đưa trên kiếng xe, vì chỉ sơ hở một chút là sẽ bị chúng móc ví, giật kính như chơi.  Trên đường xuống núi, bác tài xế cho xe ngừng ở vista point để du khách có thể đứng bên này bờ Gibraltar mà chụp hình với bên kia bờ Maroc. 

Đêm nay, chúng tôi sẽ nghỉ ngơi và ăn tối ở hotel NH Malaga.  Ăn xong trời cũng còn sớm lắm nên bà con trong đoàn rủ nhau đi dạo phố xem Malaga về đêm, bởi vì ngày mai chúng tôi lại lên đường đi đến 1 thành phố khác.

 

5/31 Malaga - Granada - Jaen

Ngày hôm nay chúng tôi sẽ Alhambra rời Costa Del Sol để đến Granada, thăm viếng Alhambra Palace.  Trên đường đi, bác tài xế đã đưa chúng tôi ra ngắm vùng biển Costa Del Sol theo lời yêu cầu của số đông người trong đoàn vì đêm hôm qua chúng tôi đã đi lang thang qua nhiều con đường mà không tìm được đường ra ngắm biển.  Chờ cho cả đoàn chúng tôi thỏa mãn với những bức hình cảnh biển Costa rồi bác tài cho xe trực chỉ thành Alhambra, một kiến trúc nổi tiếng của vùng Granada, tọa lạc trên ngọn đồi Sabika.

Hai người tour guide của chúng tôi hôm nay là Enriquez và Maricella.  Ban đầu, đoàn tour của chúng tôi chia làm 2 nhóm cho tour guide dễ hướng dẫn, nhưng đi một hồi rồi chúng tôi cũng tụ lại thành 1 nhóm để tán gẫu với nhau.   Vừa đi, chúng tôi vừa lắng tai nghe Enriquez giảng giải về lịch sử thành Alhambra và những địa điểm quan trọng trong thành mà ông sẽ đưa chúng tôi đến viếng thăm.  Ông cũng căn dặn chúng tôi những điều cấm kỵ của lâu đài như:  không được ngồi trên bực thềm cửa, không được rờ rẫm vào những hình chữ khắc trạm chung quanh tường,  không được chụp hình với flash vào… ban đêm (chỉ được chụp hình với flash ban ngày) v.v…

Theo lời giải thích của Enriquez, thì Alhambra, theo nghĩa đen là “pháo đài màu đỏ”, với tên đầy đủ là Qal’at al-Hambra, được xây dựng từ thế kỷ thứ 14,  là một cung điện lớn nhất ghi dấu văn minh Hồi Giáo tại đất nước Tây Ban Nha. Vật liệu chủ yếu để xây dựng cung điện Alhamra là gạch, bê tông và xi măng và một loại ngói gốm đặc biệt có khả năng phản chiếu và đổi màu theo ánh sáng. Đá hoa cương được sử dụng rất hạn chế, hầu như chỉ dùng để lót đường đi và làm cột.  Ngoài những hoa văn, họa tiết đặc trưng của người Hồi, Alhambra còn chịu nhiều ảnh hưởng kiến trúc, trang trí của Hy Lạp và La Mã. 

Địa điểm đầu tiên chúng tôi sẽ được viếng thăm là cung điện Palacio Del Generalife, cung điện mùa hè của những vị vua Nasrid, đã được dựng xây trong thời vua Muhammad III.  Chúng tôi đi theo Enriquez và Maricella đi qua một vườn hoa đầy màu sắc hồng tươi thắm và những cánh cổng vòng cung được kết tạo bằng những cây thông xanh cắt tỉa rất mỹ thuật. Trong khi tour guide đã gần đến cổng cung điện rồi mà phần lớn đoàn tour của chúng tôi vẫn còn mải mê chụp hình chụp ảnh ở vườn hoa, kêu gọi cách mấy mà cũng không thấy người đâu (vì chúng tôi đã tháo dây nghe tai ra Alhambra3 để chụp hình), Enriquez phải hấp tấp chạy đến dục giã chúng tôi vì còn nhiều chỗ phải viếng thăm.  Nhưng khi tụ họp lại đầy đủ mọi người trong đoàn rồi thì chúng tôi lại phải đứng chờ ở ngưỡng cửa vì đoàn tour trước vẫn còn chưa vào hết bên trong.  Chúng tôi theo Enriquez leo lên những bậc thang gạch nhỏ xuyên qua một dãy hành lang hẹp để đi vào khuôn viên của cung điện Generalife. 

Phải nói là những tác phẩm nghệ thuật đã được khắc trạm trên tường và trần nhà điện Generalife với những đường nét điêu khắc công phu, tinh xảo. Chúng tôi đi từ từ ngắm nhìn những hình ảnh, hàng chữ “Ả Rập” ngoằn ngoèo khắc trên tường, trên xà ngang, đôi khi là những câu thơ, trích dẫn như:  “Không có ai là người thắng cuộc ngoại trừ thánh Allah” (Nobody is a winner except Allah) hay “Không có một sự giúp đỡ nào khác hơn là sự giúp đỡ đến từ lòng khoan dung và nhân từ của Thượng Đế”  (There is no other help than the help that comes from God, the clement and merciful One."  

Chúng tôi đã dành hết thời gian của ngày hôm đó để viếng thăm thành Alhambra từ Palacio Del Generalife, Palacio Nazaries, Alcazaba rồi đến Palacio de Carlos V, và chụp không biết bao nhiêu là hình ảnh.  Nhưng theo tôi thì hình ảnh biểu tượng nhất cho Alhambra có thể nói đến là tấm hình của Palacio de Comares với một hồ nước dài hình chữ nhật trong veo được bao bọc với hai hàng dậu xanh và  bờ tường thành pháo đài vững chãi đằng sau. 

Alhambra cũng nổi tiếng với những vườn cây cảnh đặc biệt, nhưng có lẽ cây bách cổ thụ trong vườn thượng uyển Patio de los Cipreses là gốc cây được nhiều người biết đến bởi vì nó đã là đầu đề của một huyền thoại trong thâm cung bí sử, và huyền thoại này đã đưa đến cuộc thảm sát thương tâm ở căn phòng mang tên "Sala de Abencerrajes" (Hall of the Abencerrages). 

Theo tài liệu tôi đọc đAlhambra2ược thì cuộc thảm sát này bắt đầu từ một tin đồn trong hậu cung của nàng vương phi Soraya.  Soraya, trước đó có tên là Isabel de Solis, từng là một tín đồ Thiên Chúa giáo.  Cô đến Alhambra năm 13 tuổi, và là một tội nhân xinh đẹp bị giam cầm trong tháp Captive.  Isabel được chuyển đổi sang đạo Hồi và được biết đến với cái tên Soraya, Ánh Sao Mai (Morning Star).  Sắc đẹp của Soraya đã làm Abu Al-Hassan, vị vua lúc bấy giờ, điên đảo.  Ông đã cất nhắc cô lên hàng vương phi.  Soraya sinh cho Abu hai người con trai và được nhà vua sủng ái. Nhưng Soraya không bằng lòng với tước vị thứ phi, cô muốn trở thành mẫu nghi thiên hạ.  Soraya đã rỉ tai thể nữ là cô đã từng nhìn thấy hoàng hậu lén lút hẹn hò với hiệp sĩ Abencerrajes dưới gốc cây trắc bá cổ thụ trong vườn thượng uyển.  Lời đồn ác nghiệt này đã đến tai vua.  Abu Al-Hasan rất tức giận và nhất định phải trừng phạt những người đã xúc phạm đến vương quyền.  Kết quả là hoàng hậu Aixa (Fatima) bị phế bỏ và bị giam lỏng cùng với hai người con trai là Boadbil và Yusef trong tháp Comares.  Còn về phần hiệp sĩ Abencerrajes, vì không biết chắc chắn ai là thủ phạm nên nhà vua đã cho mời tất cả 36 hiệp sĩ Abencerrajes vào cung dự yến.  Trong lúc mọi người đang vui say thì đội sát thủ tinh duệ của nhà vua đã ùa vào tàn sát, chém bay đầu những hiệp sĩ Abencerrajes này. 

Lúc đi ngang qua vườn thượng uyển tôi cố gắng dừng lại để chụp tấm hình của cây trắc bá, và tấm bảng yết thị “nơi đã chứng kiến cuộc hẹn hò của hoàng hậu Aixa và một hiệp sĩ Abencerrages”.  Khi đến căn phòng Abencerrages, chúng tôi cũng được Enriquez chỉ cho xem cái sàn phòng màu gạch nung đỏ sẫm, và những vết rỉ sét trên đài phun nước bằng đá cẩm thạch ở giữa hội trường mà người ta tin tưởng đó là những nơi đã bị thấm đẫm máu của những người hiệp sĩ Abencerrages. 

Rời Alhambra, chúng tôi lên đường đi đến thành phố Jaen.  Jaen là một thành phố nhỏ, có những con đường cũng rất nhỏ, nhỏ đến độ mà tôi có cảm tưởng là xe chỉ chạy được 1 chiều, nhất là những chiếc xe to lớn như tour bus của chúng tôi.  Càng đi sâu vào thành phố tôi càng thấy lo lo vì cảm nhận được cái không khí vắng lặng của 1 thành phố… ma.   Trong khi ngồi trên xe bus chờ đợi người của khách sạn ra đón xe vào mà trong bụng tôi đánh lô tô vì cứ tưởng tượng đến những cảnh cướp xe giữa đường của thời trung cổ xa xưa.  Khi xe chạy vào gần đến trung tâm thành phố, nhìn  thấy du khách xách nước uống, thức ăn, đi tà tà trên những nẻo đường quanh co, tôi mới thở phào, nhẹ nhõm.

Khách sạn của chúng tôi ở đêm nay là một lâu đài cổ, Palacio de Mengibar, đã được sửa soạn lại làm nơi đón tiếp du khách mọi nơi.  Vì muốn duy trì tính cách cổ kính của nó nên chủ nhân khách sạn đã giữ nguyên toàn bộ những cánh cửa gỗ sơn màu nâu đen kệch cỡm ngày xưa.  Trí tưởng tượng của tôi lại có dịp hoạt động mạnh mẽ khi đi qua những dãy hành lang tối om với ánh đèn le lói hắt từ những ngọn bạch lạp bằng điện soi trên những cánh cửa phòng.  Tôi cứ mơ hồ hình dung ra những “bóng hình ma” của những chàng lính ngự lâm rình rập ở chung quanh. 

Thành phố nhỏ, chắc không có nhiều tiệm ăn phục vụ du khách, nên khách sạn cung cấp luôn thức ăn cho khách trọ.  Nhưng tôi phải công nhận là thức ăn ở nơi này ngon nhất và dồi dào nhất trong tất cả các khách sạn chúng tôi đã nghỉ chân từ hôm đi cho tới giờ. 

 

6/1  Jaen - Toledo - Madrid

ToledoChúng tôi rời Jaen sáng hôm nay để đi Madrid.  Trên đường đi, chúng tôi sẽ ghé ngang thành phố Toledo, thủ phủ của vùng Castile nằm cách Jaen 260 kms. Toledo nằm trên một ngọn đồi lớn, được bao quanh ba phía với sông Tagus.  Ngày nay, Toledo đã trở thành 1 di sản thế giới.  Chúng tôi có chừng ½ tiếng đồng hồ để chụp hình với thành phố Toledo từ ngoài bờ hào.Toledo1

 

Địa điểm kế tiếp chúng tôi đến viếng thăm là Damasquinados Suarez Showroom, là một nơi nổi tiếng với thủ công nghệ làm đồ trang sức Damascene của thời Moorish cổ xưa.  Theo kỹ thuật này thì thợ kim hoàn dùng vàng hoặc bạc khảm trên những kim loại khác như sắt và thép, rồi dùng một kỹ thuật khác để các kim loại cơ bản này bị oxy hóa cho màu vàng nổi bật, sắc nét trên món đồ trang sức.   Chúng tôi còn được giới thiệu về nghề đúc và rèn kiếm của Toledo.  Hơn 2000 năm nay, người Toledo đã tự hào với thanh kiếm đúc của mình, vì nó có một độ cứng đặc biệt nhờ được pha chế và tôi luyện theo bí quyết riêng.  Tôi chụp hình  những thanh sắt đang nằm lỏng chỏng dưới sàn nhà, bên cạnh búa đe, mà không tưởng tượng được là mai này chúng sẽ trở thành những thanh kiếm, con dao nạm vàng bạc rất ấn tượng.

Sau khi nghe chuyên viên kỹ thuật thuyết trình về những món thủ công nghệ này rồi thì chúng tôi đi qua show room.  Thôi thì biết cơ man nào mà kể, từ những con dao bỏ túi nho nhỏ, những cái quạt, cái đĩa, những con búp bê, đến những bức tượng chiến sĩ trung cổ, những cây kiếm dài, đao ngắn gắn trên giá kiếm, giá đao... đủ cả. Chúng tôi choáng ngợp với những món hàng được khảm vàng trưng bầy đầy một bờ tường với những cái giá thành... cao ngất. Chủ nhân show room, chắc cũng biết là sẽ không có nhiều người "khiêng" những món quà vàng này về để lưu niệm nên đã bày bán những món hàng làm bằng men sứ bóng loáng trên những tủ kính gần bên, với giá cả nhẹ nhàng hơn. Toledo3

 

Tôi chỉ dám đi tà tà “chiêm ngưỡng” những món đồ thủ công nghệ này thôi, vì mấy cái món mà tôi ưng ý cũng khoảng vài trăm Euro.  Vậy mà mấy bà “chuyên viên mua sắm” của đoàn tôi cũng nhất định phải có một món gì làm kỷ niệm nên hăng hái đứng xếp hàng góp phần “xây dựng” nền kinh tế của Tây Ban Nha.  Bà thì mua con bò làm bằng men sứ trắng toát, bà thì ôm cô vũ công với cái áo đầm xòe đỏ chói, bà thì tậu cái quạt mạ vàng… Còn mấy ông trong đoàn tôi, dù mê những thanh kiếm trạm trổ biết là bao nhiêu, nhưng đã không “dám” để mấy bà mua dao kiếm đem về nhà, đành rủ nhau rút những thanh “Ỷ Thiên Kiếm” tranh tài cho vui mắt.

Sau khi thăm viếng tiệm kim hoàn rồi thì chúng tôi theo những cầu thang máy kéo lộ thiên đi vào trong thành.  Chúng tôi đi theo những con đường dốc lót đá ngoằn ngoèo nho nhỏ, ngắm nghía những căn nhà xây bằng gạch đá xám, nằm trong những con hẻm nhỏ hẹp đến độ giang tay là đã đụng hai bên tường nhà. 

Toledo4

Buổi chiều hôm nay chúng tôi đến thăm viếng Nhà Thờ Đức Mẹ Bồng Con, Saint Mary of Toledo.  Đây là một nhà thờ Công Giáo lớn của thành phố mang ảnh hưởng kiến trúc của Gothic.  Nhà thờ này được xây dựng bằng đá trắng đem về từ thành phố Olihuelas, gần Toledo.  Nhà thờ lớn quá, có biết bao nhiêu gian nhà nguyện để thăm viếng. Mỗi gian nhà nguyện được tô điểm bằng những hình ảnh lộng lẫy, khác nhau.  Nhìn những tác phẩm nghệ thuật trên trần nhà, trên cửa sổ, chung quanh những gian phòng tôi có cảm tưởng là tất cả các họa sĩ, nhà điêu khắc, những người làm mỹ thuật đều quy tụ về đây để tô điểm cho kiệt tác phẩm giáo đường này. 

Chúng tôi đi từ cánh trái của nhà thờ (theo thứ tự nhà thờ đề nghị), vào viếng thăm nhà nguyện Treasure, nơi cất giữ một tác phẩm quí giá, được cấu tạo bằng vàng, bạc và đá quí: “The Great Monstrance of Arfe” (mà một người bạn của tôi gọi là “Mình Thánh Chúa”).  Monstrance of Arfe là tác phẩm của người thợ kim hoàn mang tên Enrique de Arfe.  Ông đã làm việc ròng rã suốt 7 năm trời để trạm khắc những hình tượng to nhỏ của các thánh, thiên thần, hoa, chuông v.v… và đã tốn một số chi phí khổng lồ là 15 triệu Maravedis để hoàn thành.  Monstrance of Arfe nổi tiếng vì được sử dụng trong ngày lễ hội quan trọng hàng năm CorpToledo6us Christi của Vương Quốc Castile thời Trung Cổ.  Ngày nay, Monstrance of Arfe được trưng bày trong phòng kính chống đạn và được canh gác cẩn mật bởi một hệ thống an ninh tự động của nhà thờ.

Nơi mà được nhiều người thăm viếng và chụp hình nhiều sau Monstrance of Arfe có lẽ là gian nhà nguyện có bức tượng Đức Mẹ bồng con.  Du khách nườm nượp đi chung quanh tượng bà ngắm nghía, chụp hình. Khó khăn lắm, tôi mới chụp được một tấm ảnh tượng Bà riêng rẽ không vướng mắc một hình bóng của người nào. 

Chụp xong hình rồi Thảo và tôi lại tiếp tục đi thăm viếng những căn phòng kế cận, có trưng bầy áo mão của những Đức Hồng Y.   Bất chợt, tôi nhìn thấy ông giám đốc Việt Hùng của AV đang chăm chú quay quay, chớp chớp… gì đó dưới sàn nhà.  Đến gần, tôi thấy anh đang thâu lại hình ảnh một tấm bảng đồng to lớn.  Hỏi ra thì mới biết đây là tấm bia đồng ghi dấu nơi yên nghỉ của Nữ Hoàng Sancha của León.  Theo lời giải thích của anh Hùng thì có rất nhiều vua chúa Tây Ban Nha đã được chôn cất ở những gian nhà nguyện khác nhau trong nhà thờ.  Toledo8Thảo nào mà từ nãy giờ, thỉnh thoảng thì chúng  tôi nhìn thấy những tấm bảng đồng to lớn trạm khắc hoa văn được gắn trên sàn, rải rác ở nhiều nơi trong nhà thờ, nhưng vì những hàng chữ này toàn bằng tiếng Tây Ban Nha nên chúng tôi đã không biết đó là lăng mộ.

Chúng tôi đến Madrid buổi tối hôm đó.  Khách sạn của chúng tôi tạm nghỉ cho đêm nay và đêm mai ở Madrid là NH Madrid.  Nhận phòng xong, là chúng tôi trực chỉ trung tâm thành phố.  Đêm nay chúng tôi sẽ có một bữa tiệc “thịnh soạn” ở nhà hàng Botin, nổi tiếng với món Cochinilo Asado (heo sữa quay).  Ăn xong, một số người thấm mệt nên theo ông bà giám đốc về khách sạn nghỉ ngơi.  Bọn chúng tôi, những người  “cố đấm ăn xôi”, tuy đã ngà ngà với những ly rượu vang “all you can drink”, nhưng cũng cố gắng dẫn dắt nhau đi dạo phố.  Hai đầu tầu của buổi tối hôm nay là anh Trung và BS Khôi, đều chưa bao giờ đến Madrid, nhưng vẫn hăng hái dẫn đường. 

Đi vòng vòng dạo phố chợ đêm Madrid, chụp hình thành phố, xem đánh đàn rong, xem mấy người mặc áo thụng trắng toát làm ảo thuật ngồi trên cây sậy v.v…  xong xuôi rồi thì hai người… không biết đường nào để đi về.  Hỏi thăm mãi chúng tôi mới tìm ra được đường tới bến metro.  Đứng ở bến metro, nhìn những con đường xe chằng chịt trên bản đồ, hai đầu tầu đã “quyết trí” đi về… hai hướng khác nhau.  Nhưng cuối cùng thì chúng tôi cũng trở về nơi tạm trú với đầy đủ từng đó người.

 

6/2  Madrid

Hai người local tour guide của Madrid là Iris và Aurora.  Chúng tôi bắt đầu cuộc thăm viếng Madrid với El Escorial tour.  Escorial là một trong những tòa nhà nổi tiếng ở Châu Âu, gồm có một nhà thờ, tu viện, cung điện và hầm mộ.  Khi chúng tôi đến nơi thì hai cánh cửa vào giáo đường vừa đóng lại để sửa soạn cho thánh lễ trong ngày, nên chúng tôi theo người tour guide đi xuống tầng hầm bên dưới xem lăng mộ hoàng gia trước hết. 

1Đi hết một vòng cầu thang trạm trổ rộng lớn chúng tôi dừng lại ở ngưỡng cửa dẫn vào một căn phòng hình bát giác, trên tường có đóng nhiều hộc nhỏ hình chữ nhật, đủ để vừa một cái quan tài mạ vàng sáng chói.  Theo lời giải thích của người tour guide thì đây chỉ là những bộ xương khô, vì người chết phải được chôn ở ngoài nghĩa trang bao nhiêu năm rồi mới được cải táng, đem xương vào đây… cất.  Trong những quan tài này có hài cốt của vua Charles V, Philip II, và những người kế vị ngai vàng của nước Tây Ban Nha cho đến thời Ferdinand VII (ngoại trừ Philip V và Ferdinand VI).  Chắc người tour guide có giải thích tại sao không có hài cốt của hai ông vua này nhưng vì tôi đứng phía sau cùng của nhóm mình, gần cầu thang nên nghe chữ được, chữ mất.  Sở dĩ tôi không dám đứng gần, ngắm nghía mấy cái quách hoàng gia này, mà chỉ đứng ở xa xa nhìn lén vì tôi vốn cầm tinh con... thỏ đế, tôi chỉ sợ lỡ khi có ông bà vua nào rắn mắt, ngồi dậy nhẩy ra rượt bà con thì tôi cũng… có đường chạy lên cầu thang trước. 

Hết màn coi quan tài dưới hầm rồi, người tour guide lại hướng dẫn chúng tôi đi viếng mộ đá ở tầng trên.  Tôi và chị Cúc “run rẩy” níu nhau đi cho nhanh, tránh cái đám đông đang tỉ mỉ rờ rẫm, chiêm ngưỡng mấy tấm bia to đùng bằng cẩm thạch. 

Ra khỏi Escorial tôi mừng quá, vì hết sợ cái cảnh “âm dương không hòa hợp”.  Chương trình kế tiếp là Valley of the Fallen, nhưng chúng tôi phải bỏ qua vì nghe như nơi này đang đóng cửa để tu bổ. 

Buổi trưa, đoàn tour của chúng tôi tản mát để đi tìm món ăn đặc biệt của Madrid.  Chúng tôi đi theo bà tour guide Iris đi ăn Tapas ở tiệm Para A Tope, một tiệm bán Tapas nổi tiếng ở Madrid.  Món Tapas, lúc mới ăn thì là lạ, thấy cũng được, nhưng ăn nhiều quá thì hơi ớn, vì toàn thịt là thịt.  Hình như cái món Jamón, thịt heo mặn lát mỏng, là món ăn chính của người Tây Ban Nha, vì sáng, trưa, chiều, tối gì tôi cũng thấy nó có mặt trong bữa ăn, ngay cả trong món Tapas này.  Ăn xong, mỗi người chúng tôi còn được tặng 1 phần rượu ngọt tráng miệng cho đỡ mặn. 

Buổi chiều hôm nay chúng tôi được tự do tản mát shopping trong Plaza de Colon, rồi chờ đến giờ đi ăn tối.  Tha hồ cho mấy bà “born to shop” của đoàn tôi mua sắm áo quần.  Tôi thì không mua bán gì nên chỉ thong thả đi ngắm mấy cửa hàng và hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy tên của mấy bảng hiệu quen thuộc ở Calif cũng có mặt ở nơi này, nên tôi cũng không ngạc nhiên khi thấy những hàng hóa trưng bày trong cửa tiệm không hoàn toàn là “Made in Spain”.

Tối hôm nay chúng tôi cũng được ăn Tapas, ở Las Cuevas de Duque, một quán ăn nhỏ nằm ẩn trong một tầng hầm, có một khung cảnh ấm cúng, dễ thương, nhưng thức ăn thì không ngon bằng buổi trưa hôm nay ngoài phố chính. 

 

6/3 Madrid – Barcelona

Sáng hôm nay, Iris đón chúng tôi đi dạo quanh thành phố, rồi khoảng 11 giờ xe bus sẽ thả cả đoàn xuống trước cửa trạm xe lửa Madrid.  Từ đây, chúng tôi sẽ đáp chuyến xe lửa tốc hành để PLTorozđi Barcelona.  Chuyến xe lửa tốc hành này sẽ giúp chúng tôi đỡ mệt, vì nếu đi bằng xe bus thì chúng tôi sẽ phải rong ruổi đến 8 tiếng đồngPLToroz hồ.

Nơi đầu tiên chúng tôi đến viếng thăm sáng hôm nay là Plaza de Toroz, một đấu trường bò to lớn ở Madrid có sức chứa đến 25 ngàn người.  Vừa đến khuôn viên của đấu trường tôi thấy rất nhiều người đứng chung quanh một bức tượng đồng, chờ đợi tới phiên mình để chụp hình.  Đến gần, tôi mới biết đây là đài tưởng niệm Jose Cubero, một đấu sĩ, từng nổi tiếng là “sát thủ” của trường dạy đấu bò Madrid.

Theo sự tìm hiểu của tôi thì Jose Cubero, còn được biết đến với tên gọi “El Yiyo”, sinh năm 1964 và mất năm 1985 ở cái tuổi 21 son trẻ, và còn đang ở trên đỉnh cao danh vọng.  Anh đã không may bị tử thương trong trận đấu trong ngày lễ hội hàng năm của Madrid vào một ngày cuối tháng Tám.  Khi Jose đâm thanh gươm của mình lần sau cùng vào con bò đang bị trọng thương nằm bẹp dí trên sân, anh tưởng là đã hạ gục được nó.  Nhưng trong lúc anh đang say men chiến thắng, hân hoan đón nhận những tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả, thì con bò đã bật dậy, lao tới tấn công, húc tung anh lên trời và cắm cặp sừng của nó vào lưng anh, xuyên thấu tim anh.  Jose không tránh được, anh chỉ kịp nói những lời sau cùng với người phụ tá:  “nó giết tôi rồi”, thì tắt thở.  Thương tiếc một nhà đấu bò trẻ tuổi, tài hoa nhưng mệnh bạc, người ta đã cho đúc tượng của anh, đặt ở ngay trước cửa vào đấu trường cho du khách chiêm ngưỡng.  

Rời đấu trường Plaza de Toroz, chúng tôi tiếp tục đi viếng thăm thành phố, chụp hình với tháp đôi Bankia và Realia, hai tòa nhà xây nghiêng, được mệnh danh là “Cổng Tháp Châu Âu”.  Hai tòa nhà này cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong hai bộ phim “The Day of the Beast” và “Tamil Sivaji”. 

Bankia

 

Trước khi đi đến ga xe lửa, chúng tôi được hướng dẫn đến Plaza Mayor, quảng trường chính của Madrid, ở ngay trung tâm thành phố để nghỉ ngơi, uống café.  Chúng tôi ghé vào tiệm La Torre del Oro, một tiệm café nổi tiếng ngon nhất quảng trường, uống café espresso (do anh chị Thái Thoa khoản đãi) và nếm thử cơm “cà ri” Paella quảng cáo của quán hàng.

Như đã nói món Jamón là món ăn chính của người Tây Ban Nha, nên đi đâu tôi cũng nhìn thấy nó.  Quán café mà có treo biết bao nhiêu cái đùi heo muối mặn lủng lẳng trên những cái móc sắt thòng xuống PlzMayor1 từ trần nhà, đầy đặc cả một góc tường.  Cũng trong quán hàng này, chủ quán cũng đã trưng bày những cái đầu bò to tướng, có lẽ, đây là đầu của những con bò xấu số, đã bị thiệt mạng trong những trận đấu.  Xen lẫn vào những cái đầu bò đó, là hình ảnh của những trận đấu bò, những chiếc áo giáp của đấu sĩ.  Ở góc ngoài cùng, gần cửa tiệm, trong một khPlzMayor2ung hình bằng kính, tôi thấy có 1 bộ áo giáp và 1 thanh kiếm nhỏ, giống như bộ áo của Jose Cubero đã mặc.  Dưới bộ áo này là một cặp sừng bò, và tấm hình chụp đấu sĩ Aparicio, lúc anh bị con bò tót nặng hơn nửa tấn lao tới, đâm chiếc sừng của nó xuyên qua cổ họng anh, móc ngược qua miệng và phá hủy toàn bộ khoang miệng của anh.  Tai nạn của Aparicio đã làm kinh hoàng 23.000 khán giả có mặt trong trận đấu Las Ventas ngày hôm đó.

Rời Plaza Mayor, chúng tôi ra ga xe lửa, để đáp chuyến tàu 2:30 chiều đi Barcelona. Những chuyến xe lửa tốc hành này cũng có hình dáng giống như những chuyến xe đầu con vịt ở Nhật.  Xe chạy vun vút qua nhiều thành phố, khoảng chừng 3 tiếng đồng hồ sau là chúng tôi đã tới Barcelona.  Ông tài xế xe bus Patrick đón chúng tôi ở trạm xe lửa, đưa chúng tôi về khách sạn Casanova.  Chúng tôi sẽ ở đây từ đêm nay cho đến ngày về lại Mỹ . 

Check in hotel xong là chúng tôi rủ nhau đi dạo, vì không biết làm gì trong khi chờ đến giờ ăn tối. Dù có mệt, muốn tắm táp, thay quần áo để nghỉ ngơi cũng không có quần áo thay, vì xe bus (và hành lý) của chúng tôi còn trên đường rong ruổi, khoảng 8 giờ đêm nay mới tới.

Thế nên dù trời lác đác mưa nhưng chúng tôi vẫn rủ nhau đi ra con đường Las Ramblas xem nó náo nhiệt đến cỡ nào. Đi một vòng phố, thăm viếng khu shopping ở bến tàu xong, lúc trở về bằng một lối khác, chúng tôi mới khám phá ra là Barcelona cũng có tiệm ăn VN.  Ngộ được “cố tri” nên bà con trong đoàn rủ nhau đứng chụp hình trước cửa tiệm với bảng hiệu “Bun Bo Viet Nam”, rồi đứng xăm xoi, xem xét menu dán trước cửa làm chủ tiệm (không phải người Việt Nam) cứ ngỡ là sẽ được đón tiếp đoàn khách xộp.  Nếu hôm nay không ăn tối ở hotel chắc là chúng tôi có thể “mè nheo” bà giám đốc AV đổi sang ăn thử bún bò, bánh xèo trên đất Tây Ban Nha này rồi. 

 

 

6/4 Montserat – Barcelona

Sáng hôm nay chúng tôi phải dậy từ 6:30 sáng để đi Montserat, nơi nổi tiếng vì có bức tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh màu đen từ thế kỷ thứ 12.  Sở dĩ chúng tôi phải đi sớm như vậy vì ông tour guide nói nếu lên trễ hơn sẽ bị xếp hàng dài dài trên đường lên cung thánh, chờ được tới lượt mình lên chiêm ngưỡng Đức Bà thì cũng phải mất hết nửa ngày. 

Đường lên Montserat khá ngoằn ngoèo, nhưng cũng dễ đi như con đường 38 lên Big Bear, vậy mà mấy bà co-worker của tôi đi hành hương về hù tôi là đường đi lên Montserat cao và hiểm trở lắm, làm tôi cứ tưởng tượng như là con đường  lên đèo “Road to the Sun” ở Montana.  

Quả nhiên khi đến nơi tôi đã thấy nhiều chuyến tour bus đang đổ người xuống bãi đậu xe, làm chúng tôi phải hấp tấp chạy nhanh lên nhà thờ không dám nán lại chụp hình cảnh đẹp ở chung quanh.  Đường lên cung thánh chật hẹp, chúng tôi xếp hàng một, theo thứ tự đi lên để chụp ảnh với Đức Mẹ màu đen.  Mỗi người chỉ được một vài giây thôi nên có muốn làm dáng để chụp hình cho đẹp cũng không được vì còn bao nhiêu người đang xếp hàng ở bên ngoài chờ đợi tới lượt mình vào chụp hình. 

Montserat Montserat1

Chụp hình xong với Đức Mẹ rồi chúng tôi đi ra thăm phòng nguyện phía sau cung thánh, rồi mới đủng đỉnh đi ra ngoài sân chụp cảnh.  Một số người trong nhóm vì muốn nhìn rõ hơn toàn cảnh thung lũng nên đã rủ nhau đi xe cáp lên đỉnh núi.  Tôi và Thảo theo một nhóm người khác đi lang thang quanh triền núi rồi trở về quán bánh mì trong tu viện mua thức ăn trưa, ngồi chờ đến 1:30 chiều để vào thánh đường nghe các thiếu nhi thánh thể đồng ca.

Rời Montserat, chúng tôi trở về thành phố, đi thăm viếng ngôi giáo đường chưa hoàn tất, nhà thờ La Sagrada Familia, một biểu tượng đặc biệt của Barcelona. Ngôi nhà thờ này đã được khởi công từ năm 1882, và đã qua hơn một trăm năm xây dựng mà vẫn chưa hoàn thành.  Nhà thờ La Sagrada Familia là công trình kiến trúc tâm huyết của kiến trúc sư tài ba Antonio Gaudi.  Theo ông dự tính thì nhà thờ sẽ có 18 tòa tháp, mỗi ngọn tháp có gắn hình tượng của những vị thánh khác nhau, ngọn tháp quan trọng nhất ở trung tâm sẽ gắn cây thánh giá, với chiều cao 170 m.  Khi xây dựng ngọn tháp cao này Gaudi muốn La Sagrada Familia sẽ trở thành ngôi thánh đường cao nhất và có ngọn tháp cao nhất thế giới.  Hiện thời, nhà thờ chỉ có khoảng 8 tòa tháp được hoàn thành và phần còn lại đang tiếp tục được xây dựng.

UFLaSagradaFamiliaLaSagradaFamiliaLaSagradaFamilia2

Đứng trước nhà thờ “Unfinished La Sagrada Familia”, biểu tượng điển hình của “xứ sở bò tót” tôi choáng ngợp với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ này.  Phải nói là tôi đã đi thăm viếng rất nhiều nhà thờ trên bước đường du lịch Châu Âu nhưng tôi chưa thấy ngôi nhà thờ nào có một kiến trúc lạ lùng, nhưng tinh xảo và tỉ mỉ như La Sagrada Familia.   Nhà thờ vĩ đại quá, đứng gần chúng tôi khó có thể lấy được hình toàn cảnh, nên chúng tôi đã phải băng qua đường, đi sang công viên trước mặt nhà thờ để từ đó chụp sang, mới có thể chụp được hình của mình với những ngọn tháp cao ở mặt tiền nhà thờ còn đang được xây cất.

Rời nhà thờ La Sagrada Familia, chúng tôi trở về trung tâm du lịch của thành phố, đi shopping và chờ giờ đi ăn tối ở tiệm Cinco Jotas rồi đi bộ về khách sạn.

 

6/5 Barcelona

Ngày hôm nay là ngày cuối ở Barcelona.  Chúng tôi bắt đầu chuyến du hành thăm viếng thành phố Barcelona bằng xe bus.  Xe chạy qua những con đường thành phố đông đúc cho chúng tôi xem những tòa cao ốc cổ kính chen lẫn với những kiến trúc tân kỳ của Barcelona.  Qua khung kính xe buCasaMilas, tôi “chớp” được hình ảnh của những tòa nhà cổ được kiến trúc với những trạm chổ tinh xảo, thanh nhã trên những cột chống mặt tiền thẳng tắp, cao lớn. 

Và tôi cũng nhìn thấy một kiệt tác khác của Gaudi, tòa nhà Casa Mila, được xây dựng với những đường nét mới lạ, độc đáo… không giống ai. Tôi thì không biết gì về nghệ thuật, càng không hiểu những lối kiến trúc với đường nét tân kỳ, nên tôi thấy tòa nhà Casa Mila này có một dáng hình dị hợm, như một vách đá lởm chởm với nhiều hang hốc nhỏ.

Sau đó thì chúng tôi đến viếng công viên Güell (Parc Güell), một công trình kiến trúc độc đáo khác của Gaudi.  Vì công viên khá rộng, nên chúng tôi đã được dặn dò kỹ lưỡng là phải đi xem “thật nhanh”, không được lan man ở bất cứ nơi nào!  Tuy có hơi vội vã, nhưng tôi cũng cố gắng dừng lại chụp hình bảo tàng viện Gaudi, trước đó là căn nhà mà Gaudi đã từng cư ngụ.  Nhưng vì thời giờ không cho phép nên tôi không dám ghé vào chiêm ngưỡng những món đồ nội thất mà GCasaMilaaudi đã thiết kế xem nó có thật “hay ho, đặc biệt” như những lời quảng cáo hay không. 

Thoạt đầu thì chúng tôi còn nối gót chân nhau để đi cho khỏi lạc, nhưng khi vào đến quảng trường của công viên rồi thì mạnh ai nấy chạy để… tìm chỗ chụp hình.  Quảng trường Parc Güell, là một quảng trường to rộng, như một cái ban công, được xây dựng trên một hệ thống cột chống tròn khổng lồ có trạm trổ bằng men sứ.  Cái ban công to lớn này được bao quanh bằng những chiếc ghế ngồi như những con rắn khổng lồ uốn lượn, thân hình chúng được tô điểm bằng những mảnh gốm vỡ ghép theo kiểu mosai đủ mọi sắc màu tuyệt đẹp. Quảng trường này là một nơi chốn lý tưởng ở trên cao để có thể ngắm nhìn cảnh đẹp của thành phố Barcelona.

Thỏa mãn với những hình ảnh trên ban công chụp với cảnh đẹp của thành phố Barcelona rồi chúng tôi đi từ từ xuống những bậc thang ciment xuống khu vườn thiên nhiên bên dưới, cũng được thiết kế với hàng loạt… cột.  Nhưng ở đây những chiếc cột chống được xây dựng với những hình dáng những cái cây cong quẹo, với những đám lá nghiêng ngả, chứ không như những cây cột tròn thẳng tắp chống đỡ cái ban công Parc Güell màu sắc ở bên trên. 

Con đường đi trở ra râm mát với cây lá xanh. Chúng tôi sẽ phải đi xuyên qua 1 gầm cầu có những cái chân cột đúc mang hình dáng của những cây nấm khổng lồ.  Đi gần đến chân cầu chúng tôi nghe có tiếng đàn, tiếng hát.  Đến gần hơn, chúng tôi gặp một người nghệ sĩ lang thang đang ôm đàn guitar say sưa hát những giai điệu trữ tình bằng tiếng Tây Ban Nha.  Tôi không hiểu anh ta đã hát những gì, nhưng với giai điệu trầm buồn, tôi liên tưởng đến những chuyện tình dang dở.  Tiếng đàn/hát của “Bá Nha Tây Ban Nha” đã quyến rũ “Tử Kỳ Hiệp Chủng Quốc”, BS Tăng Khôi, một người bạn đồng hành trẻ tuổi của chúng tôi, và cũng là một tay đàn guitar nổi tiếng.  Anh đã toan tính tới gần người ca sĩ để... “kết bạn tâm giao”, nhưng ông trưởng đoàn Việt Hùng đã lên tiếng dục giã đi nhanh, vì chúng tôi còn phải đến viếng thăm Picasso museum.

Picaso Museum, chỉ là một tòa nhà nhỏ, sưu tập một số những tác phẩm của Picaso từ lúc thiếu thời cho đến lúc thành danh.  Chỉ tiếc là chúng tôi chỉ được đi vòng vòng xem tranh ảnh chứ không được chụp hình, chứ không thôi thì tôi đã ghi lại được những tác phẩm độc đáo với những nét vẽ rất nghịch ngợm của nhà họa sĩ trứ danh này. 


Rời Picaso Museum, chúng tôi trở lại khi phố cổ La Tinh ở Barcelona. Nơi đây cũng có một ngôi thánh đường thật lớn.  Trước khi vào địa phận khu phố cổ, chúng tôi được báo động là phải canh chừng túi xách, giấy tờ của mình, vì bọn móc túi ở đây cũng đầy giẫy và hành động nhanh chóng không thua gì ở Ý, đôi khi, chúng còn cướp giật ví bóp, điện thoại v.v… của du khách. 

Nguyên cả chiều này thì chúng tôi có free time để đi shopping, nhẩn nha dạo chơi và ngắm nghía kỹ lưỡng con đường Las Ramblas dập dìu tài tử giai nhân.  Con đường Las Ramblas này kéo dài từ trung tâm thành phố ra tận tới bờ biển, nơi có tượng đài của Columbus, tiếp nối với khu shopping của nhà giàu Orange Fruits có vô số ngõ ngách với những cửa hàng dành cho các quí vị du khách có thể lang thang suốt 24 tiếng đồng hồ để "săn" hàng, ăn uống. Hai bên đường của đại lộ này dành cho xe chạy, và khoảng trống rộng lớn tráng ciment ở giữa thì được dành cho khách bộ hành.  Buổi chiều hanh nắng, nhưng chúng tôi đi bộ không thấy mệt vì nhờ những hàng cây cao ở hai bên đường che mát.  Thôi thì hàng quán bày đầy dẫy ở hai bên đường biết cơ man nào mà kể, nào là quán bán hoa tươi, sách báo, đồ kỷ niệm, chen lẫn với những quán hàng ăn, quán kem v.v…

LasRamblasRải rác trên con đường Las Ramblas là những “tượng” người, mang hình thù quái vật, chim, dơi, phù thủy… đứng, ngồi trong tư thế bất động để ngắm nhìn dòng người qua lại và để cho du khách ngắm nhìn.  Đôi khi bất thình lình họ nhẩy xồ ra để chớp hồn du khách.  Và nếu có du khách nào thích thú muốn ghi lại những hình ảnh của mình với những bức tượng sống động này chỉ cần thả vào cái thùng trước mặt họ vài ba Euro là sẽ có một tấm ảnh… để đời. 

Chúng tôi cũng đi vào ngôi chợ nổi tiếng La Boquera trên con đường Las Ramblas xem họ buôn bán những gì.  Hình như ngôi chợ này chủ yếu là bán hàng ăn.  Tôi thấy nhiều quầy hàng bán trái cây tươi ở khắp cùng trong chợ, thôi thì đủ loại trái xứ lạnh như nho, táo, và cũng nhiều loại trái cây vùng nhiệt đới như xoài, thanh long, sầu riêng, dừa v.v...  Và ở đây, tôi cũng gặp lại những chiếc đùi heo Jamón được trưng bày la liệt ở nhiều nơi, với những giá tiền khác nhau.  Có nhiều cái đùi heo muối này được treo giá đến hơn 150 Euro cho 1 kí lô.

Trong lúc chờ đợi tới giờ tập họp, chúng tôi ngồi nghỉ chân ở mấy cái bệ đá ven đường ăn bánh, uống café giải lao. Tình cờ sao chúng tôi ngồi ngay trước mặt một cái bồn nước lớn đặt giữa đường có bốn vòi nước ở chung quanh, mà rất nhiều du khách đi ngang ghé… môi vào hứng nước. Đây là Barcelona Fountain. Tương truyền rằng người nào uống nước ở cái fountain này rồi thì sẽ có cơ hội trở lại thăm viếng Barcelona.  Nghe nói như thế nên ông chồng tôi cũng ghé môi uống thử, xem mai này có dịp trở lại Barcelona không.

Ngồi nghỉ chân một lúc rồi chúng tôi lại đi tìm mua mấy cái túi xách, mấy món đồ lưu niệm… góp phần xây dựng cho nền kinh tế của Barcelona. Đi tới đâu chúng tôi cũng cầy cục hỏi cho bằng được hàng “Made in Spain” mới mua, và cũng được người bán hàng “bảo đảm” là hàng hóa được làm ở địa phương.  Nhưng khi về đến khách sạn rồi, mở bao ni lông ra chúng tôi mới “ngỡ ngàng” nhìn nhau khi khám phá ra những nhãn hiệu in từ RPC.   Las Ramblas cũng không thiếu những anh chàng bán hàng người Ấn Độ thô lỗ gần như là những anh chàng bán ở quán hàng rong trên bến Venice, sẵn sàng tỏ thái độ khi người mua hàng đổi ý không mua.

Sau một buổi chiều shopping chúng tôi trở về khách sạn tẩy trần, sửa soạn đi ăn tối. Tối hôm nay là farewell dinner do AV Travel khoản đãi ở tiệm La Botiga, một tiệm ăn nhỏ ở gần khách sạn nơi chúng tôi tạm trú, để thưởng thức món Paella hải sản đặc biệt của Barcelona. 

  

6/6 Barcelona – Los Angeles

Từ 3:30 sáng, wake up call đã reo inh ỏi báo cho chúng tôi biết đã đến giờ xách vali xuống để chuẩn bị đi về.  Bà giám đốc AV cũng nói trước là chúng tôi sẽ không có thì giờ ăn sáng, nên khách sạn sẽ sắp soạn cho chúng tôi một bữa ăn sáng nhẹ.  Mắt nhắm mắt mở, chúng tôi tập họp nhau ở lobby, nhận “breakfast bag” rồi lục đục lên xe. Sớm như vậy mà  ông local tour guide cũng có mặt để đưa chúng tôi ra phi trường.   Xe rời khách sạn vào khoảng 4:30 sáng. Thành phố vắng lặng như tờ vì giờ này mọi người còn đang mê say trong giấc ngủ, rải rác đó đây, chỉ có những người phu “xịt” đường lặng lẽ với những xe/vòi nước làm sạch sẽ đường phố.  

Chuyến bay BA 477 rời Barcelona 7:15 AM.  Tới phi trường Heathrow, chúng tôi chỉ có khoảng 1 tiếng đồng hồ để chạy marathon tới cửa chuyến bay chuyển tiếp.  Sau chặng đường dài, máy bay đáp xuống phi trường LAX khoảng 9:30 AM.  Mấy ông tài xế xe van do AV Travel dặn trước đã đứng chờ đoàn chúng tôi từ ngoài cổng ra.  Về tới Little Saigon, tới giờ ăn trưa, chúng tôi lại được ông bà giám đốc AV chiêu đãi một chầu phở Quang Trung, có thêm chè đậu xanh tráng miệng, ăn “trả thù” cho những  ngày “chất ngất” với mấy cái món ăn ngoại quốc. 

Đoạn Kết

Đi tour nhiều lần với AV rồi tôi mới nhận thấy là những khách hàng của AV đều có biệt tài, những nét đặc trưng khó tìm…

Điển hình nhất là…“BS Nguyễn Dược Thảo”, ngoài cái biệt tài ca hai câu vọng cổ (đã làm “ngất ngây” du khách ngoại quốc khi anh và người tình trăm năm biểu diễn hát vọng cổ trên chiếc du thuyền dạo chơi sông Nile), thì anh còn có biệt tài “chụp hình chủ thể”, cảnh vật chung quanh là anh coi như… pha, nên hôm ở Barcelona, anh chụp hai đứa tôi trong công viên phía trước nhà thờ nổi tiếng La Sagrada Familia thì anh cắt ngang mất… nóc giáo đường. 

BS Thái, 1 chuyên gia về tim, nhưng tôi nghe nói anh cũng chuyên trị về đất đá, cỏ cây.   Bài giảng của anh về dầu olive và cách dùng olive trong đời sống hằng ngày đã giúp tôi mở mang thêm kiến thức.  Cũng nhờ anh mà tôi đã hiểu rõ về cái lối bào chế dầu olive và  thời gian để duy trì sự tươi mới của nó.  Cứ theo những lời dẫn giải này thì dầu olive làm ra từ Mỹ là ngon lành nhất, tươi mới nhất.  Thế mà từ bao nhiêu năm nay tôi vẫn cầy cục đi tìm mua những chai dầu ô liu nhập cảng từ Italy hay Spain. 

Trong khi anh tìm về với thiên nhiên thì chị Thoa, bà quản lý đời anh, lại chăm chú với phố phường đông đảo.  Mấy bà trong đoàn đã bầu chị là hội trưởng hội mấy bà “born to shop”.  Chị Thoa, cùng với chị Ngọc Anh đã hùng hồn dẫn chứng những phương thức trị bịnh trầm cảm và duy trì an vui hạnh phúc gia đình bằng cách… đi shopping.  Phương thức chữa bịnh này của chị được các bà trong đoàn và BS Trọng, người vẫn cố vận động tranh đấu cho… “nhân quyền của các ông” từ bao nhiêu năm nay (nhưng chưa thành công),  hoan nghinh nhiệt liệt.  Đồng vợ đồng chồng, DS Hoàng, "thủ trưởng" của gia đình họ… Trần, cũng đồng ý là shopping chữa được nhiều chứng bịnh, chẳng hạn như chị, đã bớt chứng đau nhức xương hông, nhờ thường xuyên đi bộ để… shop.

Anh Bản, nổi tiếng là “ca sĩ mỗi ngày 1 bài hát” vì anh chỉ hát 1 bài duy nhất trong ngày.  Nếu muốn yêu cầu anh hát thêm bài khác, thì phải để anh có chút thời gian… nhớ lại, tối  chép ra, và ngày mai trình diễn…

Cô BS nho nhỏ Phương Thi, người mà tôi đặt cho cái tên là “trưởng lão cái bang Hoàng Dung”, vì lúc nào cô cũng khoác trên mình cái áo Scottevest 17 túi, đựng đủ thứ cần dùng từ ví tiền, mắt kính, máy hình, lăng kính, tuy không nói rành tiếng Việt cho lắm, nhưng cô cũng hăng hái kể chuyện buồn vui trong ngành y tế bằng… tiếng Việt.   

Còn chú nhỏ DS Cường lúc đầu có hơi bẽn lẽn, ngại ngần nhưng sau một vài ngày là đã can đảm đứng lên cầm micro giúp vui, đố xem các cô, các chú có biết… con gì mà người ta liếm lên, liếm xuống...

Vui nhất là trong bữa tối ở Botin, AV đã làm kỷ niệm ngày “đôi ta có nhau” của hai BS Thanh Khôi.   Sau khi đôi uyên ương này biểu diễn màn “tập hôn” trước mặt mọi người rồi thì họ yêu cầu tất cả mọi người trong đoàn cũng phải biểu diễn hôn nhau trước công chúng.  Thế là tất cả các cặp đôi trong đoàn đều lần lượt hân hoan thi tập… Chỉ còn lại có hai người độc thân vui tính đang ngần ngại nhìn nhau.  Trong lúc mọi người còn đang… chẩn đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra thì cô nhỏ Hoàng Dung đã nhanh như chớp ôm cổ chú nhỏ Cường hôn ngay vào… má.  Cường lúng túng, mặt đỏ rần nhưng vì bị các cô, chú gõ ly, gõ đĩa đốc thúc quá nên cũng ôm hôn lại vào… má Thi.  Đã thế thôi đâu, ra đến ngoài cửa tiệm Botin, trong lúc chờ đợi tập họp cho đông đủ mọi người thì các cô, chú trong đoàn cũng đã nhất quyết kéo nhà gái, nhà trai (ba mẹ Thi và mẹ Cường) vào đứng chụp hình kỷ niệm chung với hai trẻ…

Nhân vật khác cũng đặc biệt không kém là ông Bill.  Ông là người bản xứ duy nhất ở trong đoàn, nhưng cũng đã rất hân hoan theo… đám bà con họ Hồng Bàng của vợ để lang thang đây đó.  Ông cũng không kém hăng hái cầm ly rượu hồ hởi… “dzô, dzô” với tất cả chúng tôi.

Riêng ông giám đốc Việt Hùng thì có giọng nói đặc trưng quyến rũ ru hồn người.  Tôi nghe bà giám đốc kể lại là có một người đẹp ở vùng thung lũng hoa vàng đã phải thở than… “đêm nào không nghe được giọng nói của anh Hùng là đêm đó tôi mất ngủ”…

&&&&&

Như AV đã quảng cáo, mỗi chuyến đi là một kỷ niệm khó phai.  Lần đi chơi này thật là kỷ niệm “khó phai” của ba người về ngày cuối.  Số là chị Nhung và anh chị Anh Liên (ông bà Tám Mỹ Tho), 3 người “già mà còn ham" của nhóm nhỏ, đã đi chơi trước ở Greece mấy tuần lễ rồi, còn "ì xèo" với cô giám đốc AV để được cơ hội ở lại Barcelona thêm hai ngày. Tới ngày về, đáp xuống phi trường Heathrow mới biết là không có máy bay chuyển tiếp để về Los Angeles, vì nhân viên hãng BA đang đình công, thế là ba quí vị “già còn ham” của AV được nếm mùi “thú đau thương” du lịch. 

Sau khi chúng tôi trở về nhà nghỉ ngơi khỏe khoắn rồi thì nhận được bản tường trình từ ông bà Tám Mỹ Tho kể chuyện về kỷ niệm những ngày cuối chuyến đi như sau:  

... Khi xuống máy bay ở Heathrow thì 3 người bị lùa đi rebook, tới nửa chừng thì lại bị lùa đi sắp hàng "rồng rắn" vô Immigration và bắt điền "landing form". Có giải bày là chỉ Transit thôi chứ không vào London, nhưng vẫn bị bắt buộc phải điền form và được khuyến cáo là phải check out hành lý.  Ba người đứng chờ ở Carousel mãi không thấy hành lý đâu, đi kiếm Baggage claim office để hỏi thì được biết là phải chờ "two hours", còn chưa muốn lấy hành lý thì đi rebook rồi tính sau!  

Ba người chui ra khỏi phi trường, trở lại chỗ departure, lầu 3, kinh hoàng khi nhìn thấy con đường chờ đợi có đến cả ngàn người la liệt nằm ngồi.  Vì chỉ có 4 quầy vé nên mãi đến 7 tiếng đồng hồ sau ba người mới gặp được nhân viên BA, nhận giấy với số 800 để rebook online. May mắn sao là chỉ chờ đợi khoảng 1 tiếng đồng hồ thôi là 3 người book được chuyến về LA lúc 12 giờ trưa hôm sau, nhưng mỗi người ngồi mỗi nơi.

Xong chuyện rebook rồi ba người mới nghĩ đến chuyện… về đâu đêm nay?  Hotel thì giá rẻ nhất cũng là 500 Euro một đêm.  Điều quan trọng là ai sẽ lo phần chi phí, vì hãng máy bay không cho biết gì cả.  Đi hỏi lòng vòng một hồi ba người mới được chỉ dẫn đến quầy vé “assistance” để lấy voucher đi xe bus và khách sạn.  Ba người mừng quá, lấy voucher rồi chạy u ra bus station ở bên ngoài phi trường hỏi thăm chuyến bus đưa về nơi tạm trú. 

Ba người được tạm trú ở Hotel Premier Inn, sạch sẽ, ấm áp, tiếp đãi lịch sự, lại còn thêm free 30 phút internet.  Thoải mái quá nên chị Nhung hồ hởi đề nghị, nếu ngày mai có ai hỏi “nhường chỗ” cho người khác vì máy bay bị overbook thì trả lời “yes”, để được tiền, ăn ở free đi ra ngoài London chơi tiếp. 

Nhưng "rủi" là không ai gọi để hỏi “nhường chỗ” hết, nên hôm sau ba người đành “lủi thủi” xách carry on lên tàu, chấm dứt "cuộc vui" đầy hào hứng...

Bảo Trân
6/14